Những lưu ý khi thi công tầng hầm nhà phố


Với những tiện ích và nhu cầu càng cao của người dân nội thành, để có một tổ ấm với cuộc sống thoải mái và tiện nghi là điều mà ai cũng mong muốn. Thi công tầng hầm là một trong những biện pháp ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các công trình nhà lô phố- nơi có diện tích nhỏ, không có khoảng sân để làm gara. Biện pháp này giúp tận dụng diện tích dưới tầng hầm để bố trí khu vực làm gara để xe, nhà kho và được lắp đặt hệ thống bồn nước sử dụng máy bơm để bơm nguồn nước sinh hoạt lên các lầu phía trên. Qua đó cho ta thấy được sự tiện dụng khi có tầng hầm là tuyệt vời như thế nào.
Nhiều trường hợp được thiết kế hiện nay là xây tầng hầm hay bán hầm để có thêm diện tích sử dụng như làm nơi để xe, kho chứa... Chiều sâu đào gồm chiều sâu tầng hầm và chiều sâu móng nên mức đào đất tương đối sâu và rộng (đào hết diện tích bề mặt công trình); do đó rất dễ gây lún sụt các công trình kề bên. Xây bán hầm, thông thường đào xuống độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên; còn xây hầm thì sâu phải 1,5m trở lên.
>> Rất nhiều mẫu nhà phố bạn nên tham khảo: https://thietkehomexinh.com/thiet-ke-nha-pho

Vậy để thi công được tầng hầm hay bán hầm buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m. Vì vậy, các phụ tải do những công trình lân cận gây nên một áp lực trong quá trình đào là rất phức tạp. Bởi khi đó hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và kết cấu của công trình bên cạnh, ví dụ, nhà đúc bao nhiêu tấm, nhà một tầng nhưng kết cấu gạch, nhà đúc giả.

Do đó, người thiết kế cần phải có biện pháp thi công cụ thể trong việc đào đất và sử dụng hệ tường vây và hệ giằng để chống lại các phụ tải của công trình kế cận gây ra khi đào. Việc lập biện pháp này phải là đơn vị chuyên ngành thực hiện và nên được thẩm tra trước khi tiến hành thi công. Điều quan trọng là chủ đầu tư và đơn vị thi công nên tiến hành khảo sát thực tế trước để xem kết cấu của các công trình kế cận (nhờ một đơn vị có chức năng). 

Từ đó mới đưa ra biện pháp thi công công trình của mình hợp lý được. Đối với những trường hợp xây dựng nhà phố, xây chen, hiện thường sử dụng hệ tường vây quanh khu đất xây dựng là cọc khoan nhồi 300 – 400, và cách nhau chỉ vài tấc có một cọc (tuỳ lập biện pháp). Trên đầu cọc có một đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống, có thể dùng thép hình chữ H, I để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất. Có một số nhà thầu đưa ra biện pháp thi công khác cũng thực hiện được nhưng không phổ biến. Miễn sao đảm bảo được các yếu tố trên về mặt kỹ thuật.


Chi phí xây dựng tầng hầm thường gấp đôi giá xây dựng phần thô của những tầng trên mặt đất. Giá xây phần thô trên mặt đất hiện nay vào khoảng 2,6 – 3 triệu đồng/m2, gồm cả vật tư và nhân công. Tuy nhiên, tuỳ vào từng quy mô công trình và ở những vị trí cụ thể mà có giá khác nhau; giá thi công công trình có thể cao hơn hay thấp hơn mức nêu trên. Riêng phần lập biện pháp thi công tầng bán hầm đã phải tốn chi phí gấp 1,5 chi phí xây 1 tầng nổi, còn nếu xây tầng hầm thì chi phí này gấp đôi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thiết kế nội thất nhà hàng chuyên nghiệp

3 gợi ý để thiết kế nội thất văn phòng đẹp, hiện đại bạn nên biết

Thiết kế nội thất biệt thự sang trọng, đẹp theo 3 phong cách

Thiết kế căn hộ chung cư tối giản với nội thất bằng gỗ đơn giản

Hình ảnh 3D thiết kế nội thất văn phòng công ty Soft Việt

+3 Đặc trưng cơ bản của thiết kế nội thất phòng ngủ hiện đại

5 Mẫu kệ tivi đẹp cho phòng khách hiện đại thêm sang trọng

Tổng hợp các tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng

Những màu sơn thịnh hành cho nhà hiện đại năm 2018